Màu sắc là một yếu tố được ứng dụng trong rất nhiều các vấn đề của cuộc sống, đặc biệt là trong thiết kế và các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Trên thực tế, việc phối trộn màu sắc cũng có những nguyên tắc riêng, quy luật riêng mà bạn gần như buộc phải tuân thủ để tạo nên những “bức tranh” đẹp và hài hòa. Nắm chắc 6 nguyên tắc trong cách phối màu chuẩn của thiết kế, bạn sẽ tạo nên những bức tranh màu sắc đẹp và nghệ thuật hơn cả mong đợi.
Cách phối màu tưởng chừng đơn giản dựa trên con mắt thẩm mỹ của mỗi người nhưng nếu nắm chắc được những nguyên tắc riêng của nó, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn trong việc kết hợp nhiều màu sắc khác nhau cùng lúc. Ngay sau đây, Góc Của Yến hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của màu sắc và những nguyên tắc phối trộn màu sắc thông dụng nhất hiện nay nhé.
Ý nghĩa của màu sắc
- Có hai loại màu sắc là những màu sắc cơ bản và màu sắc thứ cấp. Trong đó, màu sắc thứ cấp là màu được trộn từ 2 màu khác nhau tạo thành một màu mới.
- Có hai phân cực màu đối lập nhau, một là màu nóng và hai là màu lạnh.
- Bạn càng phối trộn nhiều màu sắc khác nhau sẽ càng tạo nên nhiều màu sắc mới khác nhau, hơn nữa, sắc độ màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Sự phát triển trong cách phối màu từ xưa đến nay đã được đúc kết thành vòng tròn màu sắc hay còn gọi là bảng màu cơ bản.
- Tất cả các màu sắc đều có độ sáng tối và độ bão hòa khác nhau.
- Màu sắc thể hiện tinh thần, cảm xúc, giá trị của một “tác phẩm” hay một con người. Chẳng hạn như màu đỏ là tượng trưng của sự nóng giận, màu vàng mang tính chất cảnh báo hay màu hồng là thiên hướng của sự nhẹ nhàng…
TOP 6 cách phối màu cơ bản
Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Màu đơn sắc là những màu cơ bản nhất trong quy tắc phối màu, là màu chính, màu chủ đạo trong bất cứ một “tác phẩm” nào và chỉ được điều chỉnh bằng sắc độ từ đậm đến nhạt.
Màu đơn sắc thuần túy có ưu điểm là mang đến cảm giác dễ chịu cho người nhìn nhưng đôi khi vì quá đơn giản nên chúng sẽ không tạo được điểm nhấn ấn tượng. Do đó, bạn cần kết hợp màu đơn sắc với các màu sắc khác để vừa phát huy được lợi thế lại vừa khắc phục được nhược điểm của nó. Hoặc bạn có thể dùng màu đơn sắc trong các “tác phẩm” mang phong cách tối giản sẽ vô cùng phù hợp.
Phối màu tương đồng (Analogous)
Kết hợp một màu chủ đạo với các màu sắc khác sẽ tạo ra được nhiều màu sắc hơn nữa được gọi là màu thứ cấp. Tuy nhiên, chúng ta có màu thứ cấp thứ nhất (kết hợp 2 màu), màu thứ cấp thứ hai (kết hợp giữa màu thứ cấp thứ nhất với một màu khác). Khi sắp xếp tất cả lại cùng nhau sẽ tạo thành một bảng màu sắc cơ bản, và các màu sắc tương đồng sẽ xuất hiện liền kề nhau trong vòng tròn màu sắc ấy.
Khi bạn kết hợp 3 màu tương đồng sẽ tạo nên hiệu ứng đa dạng và ấn tượng hơn cho “tác phẩm”, đồng thời mang đến cảm giác vừa hài hòa, êm dịu lại vừa đồng nhất vô cùng hoàn hảo.
Cách phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)
Phối màu bổ túc trực tiếp nghĩa là phối trộn giữa các màu sắc đối lập nhau, đó là những màu sắc nằm ở vị trí đối diện nhau trong bánh xe vòng tròn màu sắc. Thường thì người ta sẽ lựa chọn một màu chủ đạo, sau đó bổ túc thêm các màu sắc “đối diện” với màu chủ đạo. Kiểu phối màu này sẽ tạo nên sự tương phản mạnh vô cùng ấn tượng, thường được lựa chọn để làm điểm nhấn chi tiết quan trọng trong một “tác phẩm”.
Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)
Phối màu bổ túc bộ ba được xem là cách phối màu cơ bản và an toàn nhất. Bạn cần chọn ra một màu chủ đạo, rồi vẽ một tam giác cân trên bánh xe màu sắc để tìm ra hai màu phụ trợ của nó, từ đó có được bộ ba màu cơ bản. Tuy nhiên, tùy từng màu sắc khác nhau mà bạn sẽ có được bộ ba màu có mức độ cân bằng tốt nhất.
Cách phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)
Trong các cách phối trộn màu sắc thì kiểu này là phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức lựa chọn màu sắc nhất. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì thì thành quả đạt được sẽ vô cùng mãn nguyện khi có được một bộ bốn màu kết hợp mang đến sự mới mẻ vô cùng hiện đại.
Không khác nhiều so với kiểu phối màu với hai màu sắc đối lập nhưng thay vì là hai màu, người thiết kế cần tìm ra bốn màu, thường chia thành hai cặp, một cặp màu nóng và một cặp màu lạnh.
Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)
Khá giống với cách phối màu bổ túc trực tiếp nhưng cách phối màu bổ túc xen kẽ sẽ có ít nhất là 4 màu cho một bảng màu xen kẽ cơ bản, từ đó có thể tạo nên được nhiều bảng màu sắc với sự linh hoạt và những cặp màu sắc mới lạ, ấn tượng. Cách phối trộn màu sắc này được ứng dụng rất nhiều khi muốn tạo điểm nhấn.
Lời kết
Trên đây là một số nguyên tắc phổ biến trong cách phối màu được các chuyên gia thiết kế sáng tạo và ứng dụng rộng rãi. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu thực tế mà bạn sẽ có cách phối trộn màu sắc khác nhau. Chúc bạn thành công trong cách phối màu để tìm ra những sự kết hợp tuyệt vời nhất nhé.