Góc Của Yến
  • Món ngon
  • Đồ ăn vặt
    • Đồ uống
    • Làm bánh
  • Sức khỏe
    • Dinh dưỡng
  • Cẩm nang
    • Kiến thức bếp
    • Kiến thức chung
    • Mẹo vặt
    • Phong thủy
    • Cây xanh
    • Hoa đẹp
  • Du lịch
    • Điểm ăn uống
No Result
View All Result
Góc Của Yến
Home Cẩm nang Mẹo vặt

Cách ủ nấm rơm – chuẩn nhất, không sợ bị bệnh, nấm ngon sạch

Hải Yến by Hải Yến
06/02/2022
in Mẹo vặt

Nấm rơm là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Chúng sở hữu giá trị dinh dưỡng không kém so với các loại thịt tươi. Nếu muốn tự mình trồng một chút để có thực phẩm chuẩn hoặc kinh doanh quy mô lớn thì đừng bỏ qua cách ủ nấm rơm dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể nhất từ A đến Z.

cách ủ nấm rơm 1

Nấm rơm là nấm gì?

TÓM TẮT NỘI DUNG

  1. Nấm rơm là nấm gì?
  2. Lưu ý trước khi trồng nấm rơm
    1. Thời gian trồng nấm rơm tốt nhất
    2. Lựa chọn giống nấm
    3. Chọn vị trí trồng nấm rơm
    4. Chuẩn bị rơm
    5. Chuẩn bị giá ủ rơm
  3. Cách ủ nấm rơm chuẩn nhất
    1. Bước 1: Ủ rơm
    2. Bước 2: Xếp mô nấm và rắc meo giống
  4. Cách chăm sóc nấm rơm chuẩn kĩ thuật
    1. Kiểm tra độ ẩm
    2. Nhiệt độ
    3. Đảo áo rơm cho mô nấm
  5. Cách thu hoạch nấm rơm
  6. Lời kết

Nấm rơm hay có tên khác là nấm mũ rơm, nấm rạ, tên khoa học là “Volvariella Volvacea”. Chúng xuất hiện chủ yếu ở khu vực châu Á, châu Phi,… bao gồm cả Việt Nam. Hình dáng của nấm rơm lúc còn non là hình trứng bao xung quanh nấm. Khi bước vào giai đoạn phát triển, nấm tách phần bao xung quanh và mọc vươn lên. Hình dáng lúc này là dạng núm hoặc bán cầu dẹp.

Nấm có nhiều màu sắc đa dạng như nâu, đen, xám. Cuống nấm bao gồm các sợi xốp được xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi cuống nấm non khá mềm, giòn. Tuy nhiên đến giai đoạn nhất định, nấm sẽ cứng, khó bẻ gãy.

Nấm rơm mọc trên gốc rơm, rạ, xuất hiện nhiều sau mỗi cơn mưa rào mùa hè. Chúng nổi tiếng là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng.

những điều bạn cần biết về nấm rơm 1

Lưu ý trước khi trồng nấm rơm

Trước khi bắt tay vào cách ủ nấm rơm chuẩn, bạn cần biết những thông tin dưới đây để chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ thời gian, nguyên liệu,…

Thời gian trồng nấm rơm tốt nhất

Nhìn chung, nấm rơm là thực phẩm có sức sống và sự phát triển tốt nếu gặp môi trường thuận lợi. Bạn trồng quanh năm cũng được.

Nếu trồng vào dịp giáp Tết hay vụ đông xuân khi thời tiết lạnh giá, bạn cần che chắn cẩn thận, ủ ấm, làm những mô nấm lớn hơn. Khi gặp trời mưa, phải làm bạt hoặc tạo mái che. Làm mô nấm cao hơn, tránh ngập úng.

Lựa chọn giống nấm

Giống nấm đóng vai trò rất quan trọng tác động đến năng suất khi thu hoạch. Bạn nên chọn những meo nấm đúng độ tuổi, giống khỏe mạnh, không có tạp khuẩn.

Meo nấm rơm chuẩn sẽ có đặc điểm sau:

  • Những sợi tơ nấm màu trắng trong, khi mở nắp bịch có mùi thơm tương tự như nấm rơm
  • Trong bịch meo nấm, tơ nấm phát triển đều khắp
  • Mỗi bịch meo nấm có độ nặng trung bình khoảng từ 110g – 120g

Lưu ý: Một số bịch meo nấm trưởng thành, tơ nấm có thể kết tụ lại thành những hạt màu nâu đỏ. Loại này vẫn cho ra năng suất cao.

– Không chọn bịch meo nấm có màu đen, nâu, vàng cam vì màu như vậy là chúng bị nhiễm nấm dại khác. Bịch dưới đáy bị ướt, nhão, có mùi chua cũng nên loại bỏ.

Chọn vị trí trồng nấm rơm

Nấm rơm rất dễ trồng nên cũng không kén địa điểm. Bạn có thể trồng bất kỳ nơi nào, chỉ cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Địa điểm thông thoáng, không bị ngập úng khi mưa, ấm áp vào ngày lạnh và mát vào ngày nóng
  • Trồng ngoài ruộng, trong vườn, xung quanh nhà trên nền đất, xi măng đều được
  • Chọn địa điểm bằng phẳng, rộng rãi, gần nguồn nước thuận lợi cho việc chăm sóc. Gần đường lớn tiện cho vận chuyển, thu hoạch.

Chuẩn bị rơm

Nấm rơm có thể trồng trên nhiều vật liệu khác nhau như bã mía, mùn cưa. Tuy nhiên phát triển thuận lợi nhất vẫn là rơm – vật liệu dễ tìm, rẻ và thuận tiện.

Loài thực phẩm này ưa môi trường ẩm ướt, phát triển trong điều kiện độ ẩm cao nên thời vụ trồng chủ yếu là vụ Thu – Đông hoặc đầu năm. Vậy nên mọi người nên chuẩn bị rơm từ vụ Hè – Thu. Đây cũng là thời điểm rơm nhiều, sợi rơm được phơi nắng tinh tươm, các sợi chắc dẻo. Không nên chọn rơm mục, rơm thối nát để trồng nấm mà hãy chuẩn bị từ sớm.

Chuẩn bị giá ủ rơm

Bạn chuẩn bị giá ủ rơm để trồng nấm. Đó là những thanh tre hoặc gỗ đan xen nhau, được kê cách mặt đất khoảng 30cm. Không cần thanh chắn ngang.

cách ủ nấm rơm 2

Tham khảo: Cách ủ rượu nếp cẩm – chuẩn hương vị thơm ngon, bổ dưỡng còn đẹp da

Cách ủ nấm rơm chuẩn nhất

Cách ủ nấm rơm không có gì quá phúc tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước:

Bước 1: Ủ rơm

Hiện nay có 2 cách ủ rơm phổ biến là ủ thành đống và xử lý nước vôi trước khi đem rơm ủ.

– Phương pháp ủ rơm thành đống

  • Bạn cho rơm lên giá ủ rơm, mỗi đống có chiều rộng khoảng 1,5m – 2m, chiều dài khoảng 6 – 8m, chiều cao khoảng 1,3 – 1,5m. Lưu ý, xếp chồng lần lượt mỗi lớp rơm từ 20 – 30cm.
  • Bạn tưới nước đều và thẫm cho rơm nén lại. Sau đó mới cho lớp rơm tiếp theo lên.
  • Đợi khi hoàn thành, bạn dùng rơm khô, nilon hoặc lá chuối ủ lên đống để giữ nhiệt.

Sau vài ngày, nhiệt độ trong đống rơm có thể lên tới 60 – 70 độ C. Nhiệt độ này giúp phân hủy 1 phần chất hữu cơ trong rơm, giúp nấm dễ hấp thu trong quá trình phát triển. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng giúp diệt bớt các loại vi khuẩn, nấm hại trong rơm. Sau thời gian ủ khoảng 10 – 12 ngày, bạn có thể sử dụng rơm để chất mô nấm.

– Phương pháp xử lý rơm bằng nước vôi trước khi ủ

  • Với phương pháp này, bạn dùng rơm rạ đã khô. Pha 3 kg vôi với 1 thùng nước 100 lít.
  • Tiếp theo ngâm rơm vào mục đích là diệt nấm, loại bỏ chất mặn, phèn trong rơm.
  • Ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra, để ráo, chất thành đống với kích thước: chiều dài 1,5 – 2m, chiều rộng từ 6 – 8m. Mỗi lớp, bạn dẫm cho rơm xẹp xuống. Sau khi xong 1 đống thì dùng nilon, rơm khô hoặc lá chuối ủ lại.

Sau khi ủ được 2 – 3 ngày, bạn kiểm tra độ ẩm trong đống rơm. Nên trở rơm một lần để tạo độ thoáng. Nếu như rơm quá ướt thì bỏ bớt dụng cụ che để thoát hơi nước tốt hơn. Nếu rơm quá khô thì bạn pha tỉ lệ 3kg/100 lít nước để tưới vào rơm tạo độ ẩm. Đợi thời gian ủ 5-6 ngày là có thể sử dụng.

cách ủ nấm rơm 3

Bước 2: Xếp mô nấm và rắc meo giống

Sau thời gian ủ ở trên, bạn kiểm tra chất lượng rơm đạt tiêu chuẩn. Bạn xếp thành những mô nấm để rắc meo. Lưu ý nên xử lý hết đống rơm ủ trong ngày khi đống rơm đó bị dỡ phần che đậy.

Có 2 cách bạn áp dụng là xếp thành luống hoặc thành từng bó. Tùy theo điều kiện, vị trí trồng bạn áp dụng cho phù hợp.

Cách 1: Xếp rơm thành lớp

  • Bạn rải 1 lớp rơm mỏng lên trên mặt liếp. Dùng tay rải đều, chiều rộng khoảng 50cm, chiều cao khoảng 20cm. Sau đó, bạn rải meo giống dọc 2 bên mép luống, lui vào bên trong 5cm đến 7cm.
  • Tiếp tục rải lớp rơm thứ 2, thứ 3 tương tự như trên. Nếu sử dụng 3 lớp thì khi rải meo giống ở lớp trên cùng, bạn rải thêm rơm với độ mỏng khoảng 5 – 6cm.
  • Sau đó, ép đều mặt luống và tưới nước cho mô nấm. Vuốt đều xung quanh cho mô nấm gọn gàng. Khi đó thu hoạch sẽ dễ dàng hơn.

Cách 2: Xếp rơm thành bó

  • Bạn gom rơm thành từng bó sau khi ủ. Mỗi bó có đường kính khoảng 15 – 20cm, chiều dài khoảng 50cm. Xếp bó rơm thẳng hàng thành luống. Sau khi được 1 lớp thì rải mẽo giống bên ngoài 2 mép luống. Lui vào trong 6 – 7 cm.
  • Bạn xếp 2 – 3 lớp như vậy. Lớp trên cùng thì dùng 1 lớp rơm mỏng 5 – 6cm để phủ lên. Sau khi hoàn thành, tưới nước và vuốt bề mặt mô nấm gọn gàng bóng mịn.

cách ủ nấm rơm 4

Cách chăm sóc nấm rơm chuẩn kĩ thuật

Quá trình chăm sóc nấm rơm quan trọng nhất là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Với mô nấm, bạn sử dụng thêm phân bón vì bên trong rơm rạ phân hủy cũng đã có một phần chất dinh dưỡng cho chúng phát triển.

Ngoài ra, độ ẩm ảnh hưởng tiên quyết đến quá trình phân hủy của rơm rạ. Khi rơm rạ phân hủy sẽ sinh ra nhiệt độ thay đổi trong mô. Nếu như độ ẩm quá lớn, lượng nước dư thừa dẫn tới nhiệt độ giảm làm cho mô nấm bị lạnh. Còn nếu độ ẩm thấp, mô nấm bị khô và tăng nhiệt độ.

Kiểm tra độ ẩm

Để kiểm tra độ ẩm của nấm rơm, bạn chỉ cần rút 1 nắm rơm ở giữa luống khoảng 20 – 30 sợi. Sau đó bóp chặt trong lòng bàn tay. Nếu như có nước chảy qua kẽ tay là lượng nước vừa đủ.

Nếu không thấy nước chảy qua kẽ tay chứng tỏ mô đang thiếu nước thì cần bổ sung ngay. Còn nếu lượng nước chảy thành dòng qua kẽ, chứng tỏ mô nấm đang dư nước và cần tháo bớt nilon, rơm để thoát hơi nước.

Nhiệt độ

Khi kiểm tra, nếu thấy nhiệt độ tăng, rơm thiếu nước thì bạn bổ sung với vòi hoa sen, tưới đều cho mô nấm. Không nên dùng các vòi nước mạnh dễ làm sợi nấm nhỏ bị hư.

Nếu nhiệt độ mô nấm tăng nhưng rơm lại đủ nước thì không dùng cách tưới nước. Lúc này, bạn giảm bớt phần rơm áo bị ướt, sử dụng rơm khô thay vào để giảm sức nóng, nhiệt được thoát bớt.

Nếu nhiệt độ mô nấm giảm, cảm nhận mô bị lạnh, bạn cần dừng tưới nước, bỏ bớt áo mô, tháo bớt mái che để nắng chiếu vào. Nếu như thời tiết không có nắng hoặc vào mùa mưa, bạn dùng nilon bọc kín mô nấm lại, giữ ấm, tránh mất nhiệt ra môi trường xung quanh.

Đảo áo rơm cho mô nấm

Sau khoảng 6 – 8 ngày, bạn tiến hành dỡ áo mô. Xốc lại cho tơi và đậy lại cho mô nấm để tránh tình trạng tơ nấm lan ra ngoài áo, không hình thành được nấm.

cách ủ nấm rơm 5

Cách thu hoạch nấm rơm

Vì thời gian sinh trưởng của nấm rơm khá ngắn. Sau khi rải meo và ủ thì trong 12 – 14 ngày là có thể thu hoạch. Tùy theo cách ủ, meo giống mà thời gian có thể chênh lệch đôi chút. Đợi khi thu hoạch xong đợt thứ nhất thì 7- 8 ngày sau bạn có thể thu hoạch đợt thứ 2. Đợi tiếp 3 – 4 ngày là thu hoạch lần cuối.

– Thời gian hái nấm tốt nhất là vào đầu sáng sớm trước 6h và lần 2 khoảng 2 – 3 giờ chiều. Mỗi ngày chỉ nên hái nấm 2 lần vào khung giờ trên.

– Cách hái nấm chuẩn: Vì nấm rơm sống dính vào nhau và liên tục phát triển. Bạn nên hái những cây còn búp và hơi nhọn đầu. Chỉ cần xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô mẹ. Đặc biệt, không nên để phần chân nấm sót lại trên mô. Vì khi đó, phần chân nấm sẽ bị thối và gây ảnh hưởng đến các nụ nấm xung quanh.

Sau khi đã háu xong thì đậy cẩn thận lại áo mô. Mỗi đợt thu hoạch nấm kéo dài từ 7 – 10 ngày và trung bình mỗi mét vuông liếp thu được khoảng 1.5kg nấm.

Thời gian tiêu thụ sau khi hái chỉ khoảng 2 -3 h. Cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 15 độ C nếu như muốn sử dụng vào ngày hôm sau.

cách ủ nấm rơm 6

Tham khảo: Cách ủ rượu nho chuẩn – đầy đủ những mẹo đơn giản, thơm ngon nhất

Lời kết

Vậy là bạn đã học được cách ủ nấm rơm chuẩn kĩ thuật nhất. Lưu ý ở khâu chọn giống, căn ke nhiệt độ, độ ẩm cho thích hợp. Trong quá trình trồng cũng nên đề phòng thêm sâu bệnh nếu có. Chúc bạn sẽ luôn có những cây nấm tươi ngon, đạt sản lượng tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
ShareTweetPin1ShareSend
Hải Yến

Hải Yến

Mình là Hải Yến đây! Mình rất thích viết lách khi rảnh rang, yêu màu xanh, trắng nhẹ nhàng cho nên đã trọn màu này làm chủ đạo của trang. Trước đây bản thân cũng làm biên tập viên cho nhiều trang Ẩm thực - Du lịch với 7 năm kinh nghiệm. Mình cũng từng học và tốt nghiệp nhiều khóa học nấu ăn của các cơ sở đào tạo uy tín tại Hà Nội. Rất vui khi được chia sẻ những điều bổ ích đến bạn đọc gần xa nhé.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách trang trí sơ đồ tư duy đẹp chi tiết nhất từ A- Z dễ nhớ

Cách trang trí sơ đồ tư duy đẹp chi tiết nhất từ A- Z dễ nhớ

26/05/2022
cách ủ sữa chua bằng máy

Cách ủ sữa chua bằng máy đơn giản nhất ai cũng làm được

17/05/2022
Cách bảo quản cá khi có tủ lạnh và bảo quản cá không có tủ lạnh

Cách bảo quản cá khi có tủ lạnh và bảo quản cá không có tủ lạnh

17/05/2022
Cách mở rượu vang bằng dụng cụ chuyên dụng và không có dụng cụ

Cách mở rượu vang bằng dụng cụ chuyên dụng và không có dụng cụ

17/05/2022
cách ủ sữa chua bằng lò nướng

Cách ủ sữa chua bằng lò nướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

17/05/2022
Cách bảo quản khoai tây tươi để lâu không sợ mọc mầm hỏng thối

Cách bảo quản khoai tây tươi để lâu không sợ mọc mầm hỏng thối

17/05/2022
Next Post
Cách nấu bún riêu giò heo – mới nhìn đã thấy không cưỡng lại được

Cách nấu bún riêu giò heo – mới nhìn đã thấy không cưỡng lại được

Cách làm đậu hũ non 2

Cách làm đậu hũ non mềm mịn, thơm ngậy ai ăn cũng phải thích

BÀI VIẾT MỚI

Cách vẽ con sư tử đẹp đơn giản, Hình mẫu vẽ sư tử dễ thương

Cách vẽ con sư tử đẹp đơn giản, Hình mẫu vẽ sư tử dễ thương

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ con chuột đẹp đơn giản, Mẫu hình vẽ chuột hamster

Cách vẽ con chuột đẹp đơn giản, Mẫu hình vẽ chuột hamster

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ con lân đơn giản siêu đẹp và dễ thương cho bé

Cách vẽ con lân đơn giản siêu đẹp và dễ thương cho bé

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ con nhện đẹp đơn giản cho bé học quá dễ

Cách vẽ con nhện đẹp đơn giản cho bé học quá dễ

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ biểu đồ tròn đẹp mắt bằng các bước cơ bản nhất

Cách vẽ biểu đồ tròn đẹp mắt bằng các bước cơ bản nhất

by Hải Yến
22/12/2022

cách vẽ con mèo

Cách vẽ con mèo đẹp đơn giản cho bé siêu dễ thương

by Hải Yến
22/12/2022

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
© 2022 by Góc Của Yến

Góc Của Yến là trang cá nhân chia sẻ kiến thức trong cuộc sống: Công thức nấu ăn, Địa điểm ăn uống, Du lịch vùng miền và mẹo vặt gia đình dành cho tất cả mọi người. Vui lòng ghi rõ nguồn nếu phát hành nội dung từ đây nhé.

No Result
View All Result
  • Món ngon
  • Đồ ăn vặt
    • Đồ uống
    • Làm bánh
  • Sức khỏe
    • Dinh dưỡng
  • Cẩm nang
    • Kiến thức bếp
    • Kiến thức chung
    • Mẹo vặt
    • Phong thủy
    • Cây xanh
    • Hoa đẹp
  • Du lịch
    • Điểm ăn uống

Góc Của Yến là trang cá nhân chia sẻ kiến thức trong cuộc sống: Công thức nấu ăn, Địa điểm ăn uống, Du lịch vùng miền và mẹo vặt gia đình dành cho tất cả mọi người. Vui lòng ghi rõ nguồn nếu phát hành nội dung từ đây nhé.