Góc Của Yến
  • Món ngon
  • Đồ ăn vặt
    • Đồ uống
    • Làm bánh
  • Sức khỏe
    • Dinh dưỡng
  • Cẩm nang
    • Kiến thức bếp
    • Kiến thức chung
    • Mẹo vặt
    • Phong thủy
    • Cây xanh
    • Hoa đẹp
  • Du lịch
    • Điểm ăn uống
No Result
View All Result
Góc Của Yến
Home Sức khỏe

Tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe mà bạn chưa hề hay biết

Hải Yến by Hải Yến
10/11/2021
in Sức khỏe

Dứa là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng nên rất được yêu thích. Bạn có thể sử dụng quả này để làm đồ uống giải khát, giải nhiệt hay tráng miệng đều rất tuyệt. Mặc dù ngon và phổ biến như vậy nhưng tác dụng của quả dứa là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.

Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể chế dứa thành nhiều món ngon khác nhau để đổi vị như làm sinh tố, nước ép, salad, làm bánh nhân dứa… Do đó, đây là trái cây được ưa chuộng và sử dụng khá thường xuyên trong nhiều gia đình. Vì thế, việc nắm rõ được những tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe, cũng như lưu ý khi dùng sẽ giúp các bạn tận dụng tốt hơn các dưỡng chất của loại quả này.

Ăn dứa có tác dụng gì?

TÓM TẮT NỘI DUNG

  1. Ăn dứa có tác dụng gì?
    1. Tốt cho sức khỏe xương khớp
    2. Tăng cường hệ miễn dịch
    3. Giảm căng thẳng
    4. Cải thiện sức khỏe xoang
    5. Tốt cho thị giác
    6. Phòng ngừa hen suyễn
    7. Giảm cục máu đông
    8. Tốt cho hệ tiêu hóa
    9. Giảm triệu chứng viêm khớp
    10. Tốt cho bệnh tiểu đường
    11. Tốt cho chức năng sinh sản
    12. Hỗ trợ trị ho và cảm lạnh
    13. Cải thiện huyết áp cao
    14. Phòng ngừa ung thư
    15. Cải thiện sức khỏe móng tay
    16. Tốt cho làn da
    17. Những tác dụng khác
  2. Ăn dứa nhiều có tốt không?
  3. Nên ăn dứa bao nhiêu là đủ?
  4. Lưu ý khi sử dụng trái thơm
  5. Tạm kết

Các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất trong dứa rất dồi dào và đa dạng. Bởi vậy, sử dụng dứa đúng cách sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đôi với con người. Khi bạn ăn dứa sẽ có tác dụng đó là:

Tốt cho sức khỏe xương khớp

Hàm lượng vitamin C, mangan có trong dứa với khả năng củng cố các mô liên kết hệ thống xương khớp. Vì thế, loại trái cây này có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

tác dụng của quả dứa

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C dồi dào trong dứa có tác dụng chống lại chất chống oxy hóa hòa tan trong nước. Nhờ vậy, giúp các tế bào tránh được những tổn thương, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim…

Giảm căng thẳng

Tác dụng của quả dứa trong việc giảm căng thẳng mệt mỏi. Não bộ và hệ thống thần kinh sẽ được hoạt động tốt, hiệu quả hơn khi sử dụng dứa nhờ hàm lượng vitamin B dồi dào. Bên cạnh đó, dứa còn giúp con người giảm lo âu, stress và căng thẳng.

Cải thiện sức khỏe xoang

Thành phần trong dứa có chứa vitamin C và Bromelain, với tác dụng giúp mũi, họng thông thoáng nhờ khả năng làm giảm chất nhầy. Vì thế, sử dụng dứa thường xuyên sẽ giúp cải thiện dấu hiệu dị ứng, tốt cho đường thở.

Tốt cho thị giác

Vitamin và chất chống oxy hóa cao trong dứa có tác dụng tốt trong việc cải thiện thị lực, làm giảm thoái hóa điểm vàng và những vấn đề lão hóa khác. Ngoài ra, beta-caroten trong dứa là khoáng chất có lợi để giữ mắt luôn khỏe mạnh.

Phòng ngừa hen suyễn

Hệ thống hô hấp và triệu chứng hen suyễn sẽ được cải thiện khi sử dụng dứa nhờ lượng beta carotene và Bromelain cùng nhiều dưỡng chất khác. Vì thế, sử dụng dứa đúng cách và thường xuyên sẽ giảm nguy cơ hen suyễn.

Giảm cục máu đông

Sử dụng dứa sẽ có tác dụng giảm tình trạng đông máu quá mức nhờ có chất Bromelain. Do đó, tiếp viên hàng không, người hay sử dụng máy bay… thường được các chuyên gia khuyên nên dùng dứa thường xuyên.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ và nước dồi dào trong dứa có tác dụng giảm nguy cơ táo bón, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, khỏe mạnh hơn. Vì thế, sử dụng trái cây này đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về hệ tiêu hóa, hạn chế đầy bụng, khó tiêu.

Giảm triệu chứng viêm khớp

Thành phần Bromelain trong dứa dồi dào, có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Bởi vậy, trái cây này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, Bromelain cũng được đánh giá cao về tác dụng giảm bầm tím, giảm sưng. Do đó, tốt cho làn da cũng như góp phần làm lành các vết thương nhanh hơn.

Tốt cho bệnh tiểu đường

Đây cũng là một trong những tác dụng của quả dứa mà những người bệnh tiểu đường quan tâm. Lượng chất xơ trong dứa rất cao nên đây là trái cây mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng thường xuyên để giảm đường huyết. Bởi chỉ cần tiêu thụ 1 quả dứa đã đáp ứng tới 13g chất xơ – gần bằng lượng chất xơ mà người trưởng thành cần dung nạp mỗi ngày.

Tốt cho chức năng sinh sản

Chất chống oxy hóa có trong dứa sẽ trung hòa, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể, khiến chúng không thể làm ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Kết hợp với các vitamin, khoáng chất dồi dào sẽ bổ sung dưỡng chất cần thiết, góp phần cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Hỗ trợ trị ho và cảm lạnh

Chất chống viêm Bromelain và vitamin C dồi dào nên quả dứa có khả năng hỗ trợ trị ho cũng như cảm lạnh. Ngoài ra, nhiều loại enzyme trong dứa cũng được đánh giá cao trong việc giảm viêm, làm sạch chất nhầy và cải thiện tình trạng khó chịu trong hệ thống hô hấp.

tác dụng của quả dứa

Cải thiện huyết áp cao

Lượng kali trong dứa khá cao, có tác dụng làm giãn mạch máu tự nhiên. Nhờ đó, quá trình tuần hoàn máu diễn ra trong cơ thể được thuận lợi hơn, dẫn đến cải thiện tình trạng huyết áp cao. Từ đay, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ và xơ vữa động mạch.

Phòng ngừa ung thư

Tác dụng của quả dứa trong việc phòng ngừa ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dứa tươi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, nhất là ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong dứa cũng ngăn ngừa và đẩy lùi các gốc tự do gây hại. Kết quả là, sự tổn thương tế bào sẽ được ngăn ngừa và làm chậm lại, giúp phòng ngừa một số loại ung thư. Ngoài ra, nhiều enzyme trong dứa có thể tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm các tế bào này thu nhỏ lại.

Cải thiện sức khỏe móng tay

Hàm lượng vitamin A và B dồi dào trong dứa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng móng tay, chân bị nứt, mềm, gãy. Do đó, bổ sung dứa đúng cách và thường xuyên là giải pháp để cải thiện sức khỏe hệ móng.

Tốt cho làn da

Tác dụng của quả dứa rất tốt cho làn da của chị em phụ nữ. Vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào trong quả dứa có tác dụng bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời cũng như các tác nhân bên ngoài. Vì thế, sử dụng dứa sẽ giúp làn da mềm mịn, căng tràn sức sống, đàn hồi tốt cũng như hỗ trợ trị mụn, nếp nhăn hiệu quả.

Ngoài ra, lượng vitamin và các khoáng chất có trong dứa cũng góp phần thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, cung cấp dưỡng chất thiết yếu. Nhờ đó, ngăn ngừa lão hóa, giúp làn da chắc khỏe mỗi ngày. Liệu rằng ăn dứa có nóng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Những tác dụng khác

Ngoài những lợi ích kể trên, quả dứa còn mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác, đó là:

  • Cải thiện sức khỏe răng, lợi.
  • Hiệu quả trong việc làm giảm buồn nôn.
  • Điều trị nứt vết chân.
  • Ngăn ngừa tình trạng tóc rụng, giúp tóc chắc khỏe, dày hơn.
  • Thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn.
Tham khảo: Cách làm mứt thơm (mứt dứa) vàng thơm, dẻo dẻo ăn cực đã miệng

Ăn dứa nhiều có tốt không?

Như đã chia sẻ ở trên thì dứa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người. Do đó, ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, để phát huy công dụng của loại quả này, tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cần sử dụng dứa đúng cách với liều lượng nhất định. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều dứa trong một lần ăn. Bởi nếu dung nạp một lượng dứa quá lớn mỗi ngày sẽ gây ra nhiều tác hại. Đó là:

ăn dứa nhiều có tốt không

  • Dẫn đến các phản ứng dị ứng như ngứa, viêm da mặt, viêm lưỡi.
  • Một số người nếu ăn dứa trong thời gian dài với lượng lớn có thể phát triển bệnh viêm mũi và hen suyễn.
  • Gây ảnh hưởng không tốt đến răng. Lý do là vì độ pH của dứa có tính axit và thường dao động trong khoảng từ 3,3 – 5,2. Vì thế, nếu ăn nhiều dứa trong thời gian dài sẽ làm men răng bị bào mòn, dễ gây đau buốt răng.
  • Với những người bị tiểu đường mà ăn quá nhiều dứa dễ làm tăng lượng đường trong máu. Bởi trái cây này có chứa đường Fructose dễ làm máu tăng lượng glucose.
  • Dễ gây tiêu chảy: Chất xơ trong dứa tốt cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều dừa thì lượng chất xơ này sẽ dư thừa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa.

Nên ăn dứa bao nhiêu là đủ?

Hiện nay, chưa có khuyến cáo nào về việc sử dụng bao nhiêu dứa là đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn chỉ nên thưởng thức một cốc dứa với khoảng 166g là hoàn hảo.

Lưu ý khi sử dụng trái thơm

Ngoài ra, khi sử dụng dứa, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi ăn dứa, cần loại bỏ hết vỏ và mắt dứa để tránh gây ngứa, đau rát miệng, họng, lưỡi.
  • Những người đang dùng thuốc mà muốn sử dụng dứa thì cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Chỉ nên ăn phần thịt dứa, không nên ăn lõi dứa vì các sợi xơ trong lõi có thể sẽ gây ra đầy hơi, chương bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn dứa xanh: Bởi nếu sử dụng loại quả này chứa chín sẽ làm nghiêm trọng tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, sẽ rất khó điều trị và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tạm kết

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của quả dứa cũng như liều lượng nên ăn mỗi ngày. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn sử dụng dứa đúng cách nhằm mang lại lợi ích cho cả sức khỏe lẫn sắc đẹp.

4.7/5 - (3 bình chọn)
ShareTweetPin1ShareSend
Hải Yến

Hải Yến

Mình là Hải Yến đây! Mình rất thích viết lách khi rảnh rang, yêu màu xanh, trắng nhẹ nhàng cho nên đã trọn màu này làm chủ đạo của trang. Trước đây bản thân cũng làm biên tập viên cho nhiều trang Ẩm thực - Du lịch với 7 năm kinh nghiệm. Mình cũng từng học và tốt nghiệp nhiều khóa học nấu ăn của các cơ sở đào tạo uy tín tại Hà Nội. Rất vui khi được chia sẻ những điều bổ ích đến bạn đọc gần xa nhé.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Tất tần tật thông tin về việc bà bầu ăn sữa chua có tốt không? 1

Bà bầu ăn sữa chua có tốt không? [Bà bầu ăn sữa chua được không?]

27/05/2022
tác dụng của hạt sầu riêng

Tác dụng của hạt sầu riêng với sức khỏe của con người

27/05/2022
Uống nước dừa có giảm cân không

Uống nước dừa có giảm cân không? Uống nước dừa có tăng cân không?

27/05/2022
Phát hiện bất ngờ khi tìm hiểu ăn sữa chua không đường có tác dụng gì 1

Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì? Dưỡng chất sữa chua không đường

27/05/2022
Ổi bao nhiêu calo? Cách thức cân đối chế độ dinh dưỡng mỗi ngày 1

Ổi bao nhiêu calo? Trong 100g, 1kg, 1 quả ổi có bao nhiêu calo?

27/05/2022
Ăn thịt gà rất tốt cho sức khỏe

Thịt gà bao nhiêu calo? [100gr thịt gà] Ăn thịt gà buổi tối có béo không?

24/05/2022
Next Post
Cách làm thịt ba chỉ nướng kiểu Hàn Quốc thơm cay nhẹ dịu

Cách làm thịt ba chỉ nướng kiểu Hàn Quốc thơm cay nhẹ dịu

Chần chừ gì nữa, thử ngay món thịt ba chỉ rán sả ớt hấp dẫn này nhé! 1

Cách làm món thịt ba chỉ rán sả ớt hấp dẫn này nhé, chần chừ gì nữa thử ngay

BÀI VIẾT MỚI

Cách vẽ con sư tử đẹp đơn giản, Hình mẫu vẽ sư tử dễ thương

Cách vẽ con sư tử đẹp đơn giản, Hình mẫu vẽ sư tử dễ thương

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ con chuột đẹp đơn giản, Mẫu hình vẽ chuột hamster

Cách vẽ con chuột đẹp đơn giản, Mẫu hình vẽ chuột hamster

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ con lân đơn giản siêu đẹp và dễ thương cho bé

Cách vẽ con lân đơn giản siêu đẹp và dễ thương cho bé

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ con nhện đẹp đơn giản cho bé học quá dễ

Cách vẽ con nhện đẹp đơn giản cho bé học quá dễ

by Hải Yến
22/12/2022

Cách vẽ biểu đồ tròn đẹp mắt bằng các bước cơ bản nhất

Cách vẽ biểu đồ tròn đẹp mắt bằng các bước cơ bản nhất

by Hải Yến
22/12/2022

cách vẽ con mèo

Cách vẽ con mèo đẹp đơn giản cho bé siêu dễ thương

by Hải Yến
22/12/2022

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
© 2022 by Góc Của Yến

Góc Của Yến là trang cá nhân chia sẻ kiến thức trong cuộc sống: Công thức nấu ăn, Địa điểm ăn uống, Du lịch vùng miền và mẹo vặt gia đình dành cho tất cả mọi người. Vui lòng ghi rõ nguồn nếu phát hành nội dung từ đây nhé.

No Result
View All Result
  • Món ngon
  • Đồ ăn vặt
    • Đồ uống
    • Làm bánh
  • Sức khỏe
    • Dinh dưỡng
  • Cẩm nang
    • Kiến thức bếp
    • Kiến thức chung
    • Mẹo vặt
    • Phong thủy
    • Cây xanh
    • Hoa đẹp
  • Du lịch
    • Điểm ăn uống

Góc Của Yến là trang cá nhân chia sẻ kiến thức trong cuộc sống: Công thức nấu ăn, Địa điểm ăn uống, Du lịch vùng miền và mẹo vặt gia đình dành cho tất cả mọi người. Vui lòng ghi rõ nguồn nếu phát hành nội dung từ đây nhé.